Hướng dẫn viết blog từ A-Z cho người mới bắt đầu.


Viết Blog là một công việc thú vị và sáng tạo nhưng cũng có nhiều khó khăn. Bài viết này sẽ hướng dẫn cách viết Blog từ A-Z cho người mới bắt đầu, giúp bạn biết những bước cơ bản để xây dựng một Blog thành công. 

Viết Blog là gì?

Blog có thể được xem như một sổ tay trực tuyến, nơi bạn có thể viết về bất kỳ chủ đề nào mà bạn quan tâm và muốn chia sẻ với mọi người trên Internet.

Có ba lý do chính khiến mọi người muốn viết blog: chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm về lĩnh vực mình đam mê; tạo thu nhập thụ động và xây dựng cộng đồng trực tuyến

Cho dù bạn viết Blog vì lý do gì đi nữa, bạn cần làm những bước sau để có một trang blog thành công.

Hướng dẫn viết Blog từ A-Z cho người mới bắt đầu

Chọn một thị trường ngách

Trước khi bắt đầu viết blog, bạn cần phải tìm một thị trường ngách mà bạn đam mê. 

Nếu bạn thấy niche mình chọn quá hẹp hoặc muốn viết thêm về chủ đề khác, bạn cứ lên kế hoạch viết trước vì bạn có thể thay đổi tên sau. Nếu bạn đã mua một tên miền, bạn không thể thay đổi tên này nhưng bạn có thể mua một tên miền mới khác.

Bật mí 6 cách tìm ngách viết blog kiếm tiền. 

Mua tên miền

Tên miền giống như địa chỉ blog của bạn trên Internet. Nó giúp mọi người dễ dàng tìm thấy trang web của bạn. Bạn nên sử dụng tên miền có liên quan đến thị trường ngách của bạn vì nó sẽ làm cho blog của bạn thân thiện với SEO hơn. 

⦁ Tên miền nên ngắn gọn, dễ nhớ, dễ phát âm. 

⦁ Bạn có thể sử dụng họ tên của mình trong trường hợp bạn muốn xây dựng thương hiệu cá nhân.

Nếu bạn chưa tìm thấy một tên miền thích hợp. Đừng lo lắng. Bạn có thể nhờ ChatGPT gợi ý tên miền theo yêu cầu và mục đích sử dụng của bạn. 

Sau khi đăng ký mua tên miền, bạn sẽ không thể thay đổi được. Vì vậy, bạn hãy cân nhắc kỹ trước khi mua.

Các Blogger thường mua tên miền từ GoDaddy, Hostinger, HostGator hoặc Namecheap. Tôi thường mua tên miền của Mắt Bão, Vdata để dễ được hỗ trợ khi có phát sinh.

Hướng dẫn sử dụng ChatGPT viết bài đăng blog nhanh trong 7 phút.

Chọn nền tảng viết blog

Bước tiếp theo là chọn một nền tảng để xây dựng blog của bạn. 

Để tạo blog, bạn cần ba điều quan trọng: tên miền, hosting và nền tảng viết blog.

Bạn sẽ tốn khoảng 100k/tháng cho việc mua hosting và 200k-500k/năm tùy tên miền.

Đừng nên chọn viết blog trên những nền tảng được lưu trữ miễn phí bởi vì nó luôn đi kèm với những hạn chế:

⦁ Tên blog của bạn sẽ được đặt làm tên miền phụ (ví dụ: “yourblog.blogspot.com” hoặc “ yourblog.tumblr.com”).

⦁ Bạn sẽ phải tuân theo các quy tắc và hạn chế của họ. 

Nếu bạn muốn chọn Viết Blog là con đường sự nghiệp của mình, bạn nên mua gói trả phí. Khi đó, bạn hoàn toàn kiểm soát blog của mình, truy cập vào nhiều tính năng hơn và tùy chỉnh mọi thứ theo ý thích của mình. 

Khi bạn muốn nâng công việc viết Blog của bạn lên một tầm cao mới, bạn có nhiều tính năng và tài nguyên để dễ dàng phát triển công việc của mình.

Chọn chủ đề blog

Bây giờ đến lúc bạn chọn một chủ đề để viết xuyên suốt trong những năm tới.  

Nếu bạn chọn viết blog về lĩnh vực mà bạn đam mê, bạn sẽ kết nối được với khán giả của mình. Điều này sẽ giúp bạn phát triển và thậm chí kiếm được tiền.

Nếu bạn có dự định kiếm tiền từ trang web của mình, bạn cần đưa ra mục tiêu và kế hoạch viết bài, chủ đề cốt lõi mình muốn viết. Nội dung nên xoay quanh các vấn đề mà khách hàng đang gặp phải và lợi ích sản phẩm của bạn.

Bạn sẽ khó cạnh tranh với các blog nổi tiếng, lâu đời nếu bạn cũng viết blog về một chủ đề chung chung như vậy.

Vì vậy, bạn nên chọn một chủ đề hẹp hơn, cụ thể hơn.

Tuy nhiên, đối với một thị trường ngách quá hẹp, bạn phải vật lộn để tìm cảm hứng viết bài và cảm thấy nhàm chán khi viết đi viết lại cùng một chủ đề. Như vậy, lượng độc giả của bạn không nhiều và thị trường ngách đó cũng không mang lại lợi nhuận cho bạn.

Hãy xem xét mở rộng nội dung cho blog của bạn.

Tùy chỉnh blog

Nội dung Blog

Trên website của bạn cần có trang Liên hệ, Giới thiệu và các trang nội dung riêng biệt phù hợp với chủ đề bạn muốn hướng tới. 

Người đọc thường xem trang “Về tôi” của bạn trước khi họ bắt đầu đọc blog của bạn. Hãy nói với họ về những lý do thúc đẩy bạn bắt đầu viết blog. 

Trang “Liên hệ”, bạn nên đặt biểu mẫu liên hệ thay vì địa chỉ email.  Nếu bạn đang điều hành một doanh nghiệp, bạn nên đặt thêm số điện thoại liên lạc và địa chỉ để tạo độ tin tưởng cho khách hàng. 

Tạo Logo

Một logo đẹp có thể khiến bạn khác biệt với các blog khác và tăng khả năng nhận diện thương hiệu. 

Bạn có thể dễ dàng tạo ra cho mình những logo đẹp, thiết kế chất lượng cao, phù hợp với phong cách và lĩnh vực của bạn bằng Canva hoặc những trình tạo logo AI khác.

Tùy chỉnh màu sắc và phông chữ

Hãy chọn những màu sắc đại diện cho hình ảnh thương hiệu và chủ đề bạn đã chọn. 

Thêm icon mạng truyền thông xã hội

Nên có các icon mạng xã hội hoặc nút kêu gọi hành động trong blog của bạn. 

Form bình luận

Để tăng tương tác cho trang web, bạn nên để Form Bình luận ở cuối mỗi bài viết để mọi người có thể nhận xét và bình luận.

Hãy nhớ luôn “kêu gọi hành động” ở cuối mỗi bài đăng để khuyến khích mọi người bình luận, gửi e-mail hoặc tạo video nếu họ muốn tương tác với bài đăng của bạn. 

Thêm tiện ích mở rộng hoặc plugin cần thiết

Việc sử dụng các tiện ích mở rộng và plugin phù hợp rất quan trọng để tối ưu hóa Blog của bạn và cung cấp trải nghiệm tốt nhất cho độc giả. Nếu bạn biết cách tích hợp và tùy chỉnh, Blog của bạn sẽ trở nên chuyên nghiệp, linh hoạt và dễ quản lý hơn.

Dưới đây là một số plugin cần thiết mà bạn nên cân nhắc sử dụng cho Blog:

Yoast SEO hay Rank Math: Một plugin SEO mạnh mẽ giúp bạn tối ưu hóa nội dung và các yếu tố liên quan đến SEO, giúp Blog của bạn dễ dàng xuất hiện và đạt thứ hạng cao trên các công cụ tìm kiếm.

Akismet Anti-Spam: Plugin này giúp ngăn chặn các bình luận spam, giúp duyệt và quản lý bình luận trên Blog trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn.

WP Super Cache hoặc W3 Total Cache: Đây là các plugin giúp tối ưu hóa tốc độ tải trang, giúp Blog của bạn nhanh hơn và cải thiện trải nghiệm người dùng.

Contact Form 7: Plugin này cung cấp các biểu mẫu liên hệ linh hoạt, giúp người dùng dễ dàng liên hệ với bạn và tăng cường tương tác.

MonsterInsights: Đây là một plugin Google Analytics, giúp bạn theo dõi lưu lượng truy cập và hiểu rõ hơn về đối tượng độc giả của Blog.

Social Warfare hoặc Shareaholic: Những plugin này giúp tối ưu hóa chia sẻ mạng xã hội, cho phép độc giả dễ dàng chia sẻ nội dung và tăng khả năng lan truyền thông tin.

UpdraftPlus: Đây là một plugin sao lưu dữ liệu, giúp bạn đảm bảo dữ liệu Blog luôn an toàn và dễ dàng khôi phục khi cần thiết.

Cartflows là một plugin WordPress miễn phí giúp bạn tạo kênh bán hàng dễ dàng và nhanh chóng.

Plugin WP Mail SMTP: là một trong những Plugin miễn phí hỗ trợ gửi Mail tốt nhất trong WordPress.

Tạo chiến lược nội dung

Để đảm bảo các bài đăng trên blog của bạn luôn hấp dẫn người đọc, bạn hãy có một chiến lược nội dung vững chắc. 

⦁ Đặt mục tiêu thực tế – Chọn một mục tiêu cụ thể mà bạn mong muốn đạt được như: có một nghìn độc giả vào cuối tháng.

⦁ Xác định độc giả lý tưởng của bạn – Biết đối tượng mục tiêu của bạn từ đó bạn có thể xác định nội dung và phong cách bài đăng trên blog.

⦁ Nghiên cứu từ khóa – Sử dụng các công cụ như Google Keywords Planner Tool hoặc Google Trends để tìm các từ khóa hay cụm từ có độ search cao giúp các bài viết của bạn dễ hiển thị trên thanh tìm kiếm.

⦁ Lên kế hoạch đăng bài trên blog – Lên kế hoạch đăng bài đầu đặn trên blog trong suốt tháng.

10 lời khuyên hữu ích viết bài đăng Blog hiệu quả.

Tìm hiểu về SEO

SEO là viết tắt của tối ưu hóa công cụ tìm kiếm, giúp cho trang web của bạn được xếp hạng cao trên các công cụ tìm kiếm Google. Nhờ vậy, trang web của bạn được hiển thị nhiều hơn và có lưu lượng truy cập không phải trả tiền.

Hãy bắt đầu nghiên cứu từ khóa và lồng chúng vào trong thẻ meta, phần mô tả nội dung và bài viết của bạn.

Tôi khuyên bạn nên dùng plugin Yoast hoặc Rank Math để tối ưu hóa nội dung SEO trên trang Blog của bạn. Cả hai plugin đều giúp bạn dễ dàng lên chiến lược tối ưu hóa nội dung trên blog của bạn cho các công cụ tìm kiếm. 

Cuối cùng, bạn cần xây dựng liên kết: liên kết bên trong và bên ngoài. Ít nhất, các bài viết trên blog của bạn được liên kết nội bộ với nhau.

SEO sẽ giúp cho trang web của bạn có được thứ hạng cao trên các công cụ tìm kiếm.

Cài đặt công cụ phân tích

Bạn nên tích hợp công cụ Google Analytics vào website của bạn.

Nó là công cụ miễn phí của Google giúp theo dõi và phân tích tình trạng website. Bạn có thể biết được số lượng người truy cập vào website, thời điểm vàng có nhiều người truy cập nhất và người dùng đến với website mình bằng những kênh nào…

Thiết lập danh sách Email

Để xây dựng một lượng độc giả trung thành và tương tác cao, việc thiết lập danh sách Email là một bước không thể bỏ qua.

Trên blog, bạn nên đặt các Form để khách truy cập có thể điền thông tin và địa chỉ email của họ với mục đích tiếp thị, cập nhật cho người đọc về các bài viết mới đăng trên blog.

Có nhiều dịch vụ Email Marketing như: Mailchimp, Gesrespone, ConvertKit hoặc AWeber. Bạn có thể tùy chọn bất kỳ dịch vụ nào theo ngân sách của mình. Nó sẽ giúp bạn dễ dàng tạo và quản lý danh sách Email của mình.

Khi đã có danh sách email. Hãy gởi cho họ những nội dung chất lượng, hữu ích và đáng quan tâm.

Quảng bá Blog của bạn

Bây giờ đã tới lúc xuất bản bài viết, quảng bá blog.

Hãy chia sẻ bài viết của bạn trên các mạng xã hội như Facebook, Twitter, LinkeIn hay Instagram… Đây là cách tuyệt vời để thu hút sự chú ý và tăng cơ hội cho người đọc tìm thấy Blog của bạn.

Đừng quên kết nối với các Blogger khác trong cùng lĩnh vực.

Tham gia các nhóm diễn đàn liên quan để tạo liên kết và tăng cường quảng bá Blog của bạn.

Hãy tận dụng Email Marketing để thông báo cho các độc giả về những bài viết mới nhất của bạn. Xây dựng một danh sách Email, gửi thông tin định kỳ kèm theo những mẹo hữu ích và nội dung độc quyền.

Sử dụng công cụ phân tích như Google Analytics để hiểu rõ hơn về lượng truy cập, tương tác và xu hướng của độc giả. Điều này giúp bạn điều chỉnh chiến lược và tối ưu hóa quảng cáo Blog của mình.

Hãy nhớ quảng bá blog mỗi khi bạn xuất bản một bài đăng mới. 

Hãy thiết lập sự hiện diện trực tuyến của bạn trên các mạng truyền thông xã hội.